xu-huong-nghe-nghiep-jobhopin

Tương tự như ba cuộc cách mạng đã diễn ra trong quá khứ, kỷ nguyên 4.0 đã có tác động mạnh mẽ đến xu hướng nghề nghiệp trên thị trường. Các chuyên gia kinh tế và công nghệ nhận định rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ biến đổi thế giới thực trở nên số hóa.

Tổng quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bản chất công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng số và tích hợp công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, cách thức vận hành, phương thức sản xuất. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư không chỉ về máy móc, hệ thống mà còn bao gồm những phạm vi rộng lớn hơn. Đồng thời, kéo theo những thay đổi quan đến ngành nghề và công việc trong thị trường.

Xã hội đang phát triển, cùng với đó là cơ hội và thách thức trong việc lựa chọn công việc. Vậy đâu là những xu hướng nghề nghiệp trong thị trường việc làm? Nên lựa chọn như thế nào không bỏ lỡ cơ hội dành cho bản thân? 

Những xu hướng nghề nghiệp nổi bật

Công nghệ thông tin, AI/ML, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Kỷ nguyên về IoT (“Internet of Things”- Internet kết nối vạn vật). Ngành công nghệ đã và đang thay đổi các hình thức thương mại và quy trình sản xuất trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, những vị trí như phát triển ứng dụng và phân tích dữ liệu không còn là công việc “độc quyền” trong ngành Công nghệ thông tin mà đã trải rộng sang các lĩnh vực khác như Tài chính, Truyền thông và Giải trí. Theo báo cáo của Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới, nhu cầu nhân lực sở hữu kỹ năng phân tích dữ liệu có tốc độ gia tăng mạnh trong 5 năm qua.

Đặc biệt, Internet được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực bởi tốc độ nhanh và sự tiện lợi. Với công nghệ điện toán đám mây, chúng ta có thể phát triển mô hình dịch vụ qua Internet một cách tiện dụng nhất mà không cần đến những kho lưu trữ dữ liệu cồng kềnh và đầy rủi ro.

Xem thêm: 7 cách phòng ngừa dịch Corona hiệu quả tại văn phòng

Thương mại điện tử

Giao dịch trên các kênh thương mại điện tử đã gia tăng đáng kể trong 5 năm qua, dẫn đến sự gia tăng xu hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Thực tế, dịch Covid-19 đã đưa những món hàng hóa vốn chỉ bán trực tiếp lên sàn thương mại điện tử, chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang công nghệ. 

xu-huong-nghe-nghiep-jobhopin

Theo báo cáo từ Savills, thương mại điện tử đang tấn công vào thị trường kinh doanh với 28% các nhà bán lẻ kết hợp cả hai kênh trực tiếp và công nghệ để gia tăng doanh số. Dự đoán, hậu Covid-19, nhóm ngành này sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với thị trường bán lẻ truyền thống, trở thành tương lai của lĩnh vực bán lẻ công nghệ hiện đại.

Digital marketing

Theo khảo sát từ We are social, tại Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet, chiếm 67% dân số. Người dùng thiết bị di động là 70 triệu người, tương ứng 73% dân số. Đồng thời, Việt nam cũng là quốc gia có tỷ lệ sử dụng nền tảng mạng xã hội cao với 50 triệu người, chiếm 52% dân số.

Với tốc độ tần suất và mức độ sử dụng Internet của người dùng, các hình thức Digital Marketing dần trở thành phương pháp tiếp cận hiệu quả của mọi doanh nghiệp. Digital Marketing đã xuất hiện như một điểm sáng trong xu hướng nghề nghiệp, và không ngừng phát triển vượt bậc nhờ sức mạnh truyền thông mà nó mang lại.

Nhân sự

Cùng với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning (AI/ML), ngành Nhân sự đã có những bước phát triển và chuyển biến rõ rệt. Công nghệ AI/ML có sự hỗ trợ không nhỏ trong việc gia tăng năng suất của con người, mở ra cơ hội việc làm cho những vị trí xử lý máy tính, bảo mật thông tin, tối ưu quá trình và cấu trúc dữ liệu. 

Xem thêm: Tuyển dụng với công nghệ, 7 thay đổi lớn ngành nhân sự thời đại 4.0

Dựa trên công nghệ AI/ML, JobHopin là nền tảng thông minh, hỗ trợ kết nối hàng ngàn nhà tuyển dụng và người tìm việc. Ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, giúp rút ngắn thời gian, giảm bớt quy trình và sức người trong việc tuyển dụng nhân sự. 

xu-huong-nghe-nghiep-jobhopin

Công nghệ thực phẩm

Đây là lĩnh vực được đánh giá là có tương lai vững vàng, ngành của sự tiềm năng, có tính ứng dụng cao, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Theo cách hiểu đơn giản, Công nghệ thực phẩm là chuyên ngành về bảo quản, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học. Hiện tại, ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, liên quan chặt chẽ đến an toàn thực phẩm, tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống cộng đồng.

Công nghệ đã có những bước tiến rất xa, tạo ra những biến đổi trong xu hướng nghề nghiệp trên thị trường. Hãy luôn theo dõi và cập nhật kịp thời để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn!

JobHopin Team