sale-b2b-jobhop

Trong môi trường phát triển hiện đại đầy năng động, nghề Sales là một trong những nghề được nhiều người yêu thích lựa chọn. Nếu bạn đang là một nhân viên bán hàng B2B và có nhu cầu học hỏi những kỹ năng cần thiết, hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Mô hình kinh doanh B2B là gì ?

B2B là cụm từ viết tắt của “Business to Business” dùng để gọi tên hình thức kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. B2B là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp yêu thích và đặc biệt quan tâm bởi giao dịch giữa những doanh nghiệp thường rất quan trọng và mang đến lợi ích đa dạng, hiệu quả lâu dài. Đặc biệt, bán hàng B2B cũng được xem là hình thức kinh doanh đóng vai trò to lớn đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của cá nhân mỗi doanh nghiệp. 

sale-b2b-jobhop

Các mô hình bán hàng B2B thường gặp

Dựa vào tính chất hoạt động, hiện nay các doanh nghiệp B2B sẽ được chia thành 4 loại mô hình sau: 

Mô hình B2B chủ yếu là bên mua

Nếu so sánh trong 4 loại mô hình bán hàng B2B thì đây được đánh giá là dạng mô hình ít gặp nhất hiện nay. Nguyên nhân là vì đa số doanh nghiệp hiện nay thường hướng đến mục tiêu bán sản phẩm của mình cho các đối tác.

Tuy nhiên, mô hình B2B này vẫn được một số ít doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh. Lúc này doanh nghiệp kinh doanh có vai trò chủ đạo và tiến hành thu thập nguồn hàng, các sản phẩm từ bên thứ ba. Đặc biệt, hiện nay cũng có nhiều trang web để phục vụ nhu cầu cần mua để cho những đơn vị doanh nghiệp bán hàng khác truy cập vào nhằm mục đích báo giá, phân phối sản phẩm. 

Mô hình bán hàng B2B chủ yếu là bên bán

Mô hình bán hàng B2B chủ yếu là bên bán là loại hình phổ biến hơn so với mô hình B2B chủ yếu là bên mua. Hiện nay mô hình này cũng rất phổ biến tại thị trường B2B của nước ta. Với mô hình này, sẽ có một doanh nghiệp sở hữu trang thương mại điện tử chính nhằm mục đích cung cấp các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ đến những đơn vị thứ ba như: Các doanh nghiệp, bán buôn hoặc bán lẻ. Mô hình bán hàng B2B góp phần giúp doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với một số lượng rất lớn.

Mô hình bán hàng B2B trung gian

Mô hình bán hàng B2B qua trung gian có thể được hiểu đơn giản như sau: Hai doanh nghiệp tiến hành trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ mua bán với nhau thông qua một bên trung gian là sàn giao dịch thương mại điện tử.

Có thể lấy ví dụ về mô hình bán hàng B2B phổ biến hiện nay là thông qua: Shopee, Lazada, Tiki,… Trên các trang thương mại điện tử này này sẽ được doanh nghiệp có nhu cầu bán sản phẩm liên lạc và gửi lên những sản phẩm của mình để quảng cáo và tiêu thụ.

Các doanh nghiệp cần mua có thể tiến hành đặt hàng một cách trực tiếp và nhận được sự bảo vệ về mặt quyền lợi nếu tuân thủ theo đúng các quy định của trang thương mại điện tử trung gian.

Mô hình bán hàng B2B hợp tác thương mại

Mô hình bán hàng B2B hợp tác thương mại có tính chất tương tự với bán hàng B2B thông qua trung gian. Tuy nhiên, mô hình này lại mang tính chất tập trung và đặc biệt là thuộc quyền sở hữu của nhiều đơn vị. Mô hình kinh doanh bán hàng B2B hợp tác thương mại hiện nay được hoạt động dưới dạng những sàn giao dịch điện tử.

sale-b2b-jobhop

Kỹ năng sale B2B cần thiết

Nghề bán hàng B2B cần gì cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Để có thể bán hàng trong lĩnh vực B2B hiệu quả, nhân viên làm trong nghề sales cần thiết lập cho mình những mối quan hệ cá nhân trước khi đặt vấn đề bán hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh bán hàng B2B cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng sau đây: 

  • So sánh sản phẩm – dịch vụ mà mình cung cấp một cách khách quan với những công ty, đối thủ khác để phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm, yếu kém. Đây cũng là cách giúp bạn hiểu sản phẩm hơn và tạo cảm hứng cho nhân viên bán hàng.
  • Phân loại khách hàng là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể đạt được hiệu quả bán hàng cao mà không mất quá nhiều thời gian. Nhân viên sales có thể phân loại dựa theo những số liệu đã thu thập được sau đó tiến hành chia khách hàng thành nhiều nhóm đối tượng khác nhau để phục vụ theo nhu cầu.
  • Bên cạnh phân loại khách hàng, nhân viên sales cũng cần tiến hành lọc để chọn ra khách hàng có nhu cầu thích hợp với điểm mạnh mà sản phẩm kinh doanh mang lại. 
  • Tìm hiểu thật kỹ khách hàng chính là việc làm có ý nghĩa quan trọng để nắm bắt được tâm lý mua hàng của họ và cung cấp chính xác những sản phẩm mà khách hàng quan tâm sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm của bạn diễn ra tốt hơn. 
  • Chuẩn bị kỹ nội dung để tiến hành trình bày trước khi gặp khách hàng sẽ giúp tạo thiện cảm và để nâng cao sự chuyên nghiệp của người bạn hàng đặc biệt giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực của khách hàng về công ty, sản phẩm của bạn. 
  • Sau khi tiếp xúc với khách hàng xong, người bán hàng cần tiếp tục theo dõi cũng như quan tâm khách hàng nhằm có thể kịp thời giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng.
  • Nếu sản phẩm – dịch vụ mà bạn cung cấp so với những công ty đối thủ không có sự chênh lệch rõ ràng về chất lượng, thành phần, đặc điểm, hãy thu hút khách hàng bằng cách tăng giá trị sản phẩm với những dịch vụ đi kèm như bảo hành, hoàn trả,…

Có thể nói bán hàng B2B có ý nghĩa quan trọng, vừa mang đến cơ hội để phát triển doanh nghiệp vừa là thách thức để đi lên trong thời đại mới. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn đề ra những chiến lược bán hàng B2B hiệu quả!

JobHop Team