Digital marketing – Nghề kết hợp hoàn hảo của quảng cáo, kinh doanh và công nghệ thông tin. Tuy nhiều ngã rẽ, đa dạng hướng đi, nhưng Digital marketing career path chỉ hướng tới một mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp chính là trở thành là Chief Marketing Officer. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về lộ trình thăng tiến của ngành nghề thú vị này bằng infographic dưới đây!
Bài viết liên quan:
- 7 kỹ năng cần có của một nhân viên Marketing chuyên nghiệp
- Ngành nghề Marketing: Công việc và cơ hội, bạn biết chưa?
Digital Marketing là tiếp thị trên nền tảng số
Tìm hiểu về Digital Marketing
Digital Marketing là gì?
Hiểu đơn giản, Digital Marketing chính là việc tiếp thị trực tuyến trên tất cả các nền tảng số, bao gồm thiết bị điện tử và internet. Hoặc cũng có thể nói “nôm na” rằng, bất cứ chiến dịch marketing nào liên quan đến môi trường kỹ thuật số thì đều có thể được gọi là digital marketing.
Vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn sử dụng Digital Marketing?
Cùng với sự phát triển của thời đại số, digital marketing trở thành một trong những cụm từ được nhắc đến khắp các bài báo, blog, khóa học,… Người người nhà nhà đều nói về digital marketing, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chú trọng hơn vào lĩnh vực này, cơ hội việc làm ngành digital marketing cũng mở rộng hơn với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn.
Digital marketing tạo ra khả năng tiếp cận cao hơn đến khách hàng tiềm năng
Không chỉ mang lại khả năng tiếp cận dễ dàng đến khách hàng tiềm năng, việc sử dụng digital marketing cho phép doanh nghiệp điều chỉnh marketing budget (ngân sách tiếp thị) dễ dàng theo từng giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, digital marketing còn sở hữu những ưu điểm tuyệt vời so với marketing truyền thống như:
- Khả năng nhắm mục tiêu chính xác hơn, giúp tiếp cận đúng đối tượng và mang lại tỉ lệ mua hàng cao hơn
- Độ phủ lớn với số lượng người dùng internet cực kỳ cao
- Tốc độ set up và tiếp cận nhanh
- Tối ưu chi phí quảng cáo theo đối tượng người dùng tiềm năng và có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian chạy quảng cáo hơn
- Đa dạng loại hình và kênh tiếp thị hơn
- Dễ dàng đo lường và tính toán mức độ hiệu quả so với chi phí bỏ ra
Digital Marketing gồm những loại hình nào?
Trong bài viết này, JobHopin liệt kê những công cụ và loại hình digital marketing cơ bản và phổ biến nhất.
SEO (Search Engine Optimization)
SEO, hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là một trong những hình thức digital marketing phổ biến nhất. Mục tiêu của việc làm SEO là để tối ưu website sao cho phù hợp với những tiêu chí của công cụ tìm kiếm, thông qua đó mang lại giá trị nội dung cho người dùng.
SEO là công việc tối ưu website nhằm xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm và kéo traffic về web
Có 4 trụ cột quan trọng trong SEO, gồm:
- Onpage SEO
- Offpage SEO
- Content SEO
- Technical SEO
Ads (Quảng cáo)
Một thành phần không thể thiếu của digital marketing, mà thậm chí nhiều người lầm tưởng ads chính là digital marketing. Ads là tên gọi chung của các loại quảng cáo PPC (pay-per-click) trên các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Một số nền tảng quảng cáo phổ biến được sử dụng nhiều:
- Google, YouTube
- TikTok
- Twitter, Zalo
- CocCoc, Bing, Yahoo
Social Media
Với số lượng người dùng khổng lồ, mạng xã hội là một mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp triển khai các chiến dịch digital marketing. Social Media là sự lựa chọn tuyệt vời nếu doanh nghiệp cần chạy chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu hoặc tăng tương tác cho thương hiệu của mình. Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay gồm có:
- Zalo
- Snapchat
Online PR (online public relations)
Thông qua các kênh truyền thông trực tuyến sẵn có, doanh nghiệp có thể truyền tải nội dung mình mong muốn đến người dùng tiềm năng. Ngoài website của những phương tiện truyền thông cổ điển như báo điện tử, trang tin điện tử, online PR còn gồm những kênh như blog, website, mạng xã hội,…
Ngày nay, khi nói đến online PR, đa phần mọi người sẽ nghĩ về việc booking trên các trang báo điện tử
Tuy nhiên, về cơ bản, khi nhắc đến PR, mọi người đều chỉ nghĩ đến báo. Và khi nhắc đến online PR, thì nó là “đi bài” trên các trang báo điện tử nổi tiếng.
Content Marketing
Là hình thức tiếp thị bằng nội dung, thường là qua các câu chuyện kể, để thu hút người dùng nhằm tăng tương tác, tăng nhận thức về thương hiệu hoặc thậm chí là chuyển đôi người dùng thành khách hàng.
Content Marketing là loại hình “nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện lại không đơn giản”. Bởi nếu không xác định được đối tượng người đọc ngay từ đầu, cũng như những hình thức và ý tưởng nội dung phù hợp cho từng giai đoạn, doanh nghiệp rất dễ bị lạc trong một “mớ bòng bong” và không khiến cho content của mình phát huy tác dụng thật sự.
Một số loại hình nội dung phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay gồm có:
- Blog
- Social Media content
- Infographic
- Podcast, Video story
- Ebook
Email Marketing
Thông qua việc xây dựng nội dung và những hình thức tương tác khác, lúc này doanh nghiệp sẽ có riêng cho mình một tệp khách hàng nhất định. Và để giữ tương tác với những khách hàng này, cũng như nhắc nhớ họ về thương hiệu của doanh nghiệp, việc sử dụng email marketing sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Email marketing là công cụ tuyệt vời để giữ mối liên hệ với người dùng
Thông qua email, doanh nghiệp có thể gửi đến người đăng ký của mình những thông tin quan trọng như ra mắt tính năng/sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông báo mở chi nhánh mới, các mẹo sử dụng sản phẩm,…
Một số công cụ khác
Ngoài những loại hình digital marketing rất nổi bật và được sử dụng gần như ở mọi công ty kể trên, thì digital marketing còn bao gồm rất nhiều loại hình khác ít phổ biến hơn như:
- Affiliate marketing
- Mobile Marketing
- Inbound Marketing
- Telemarketing
- Native advertising
- Marketing automation
- SMS & Brand Name Marketing
- Truyền hình tương tác trực tuyến…
- …
Công việc của một Digital Marketer
Với sự phát triển và mở rộng của digital marketing, cơ hội việc làm trong ngành này cũng ngày càng rộng mở. Và công việc chính của một người làm digital marketing, hay một digital marketer, là sử dụng các kênh digital nhằm xây dựng nhận thức về thương hiệu, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng, thu thập dữ liệu về khách hàng và tối ưu hành trình của họ để cải thiện hiệu quả marketing trên các kênh khác nhau.
Để trở thành một digital marketer giỏi, bạn cần chuẩn bị và trau dồi cho mình những kỹ năng như:
- Content marketing
- SEO/SEM
- Đọc & phân tích dữ liệu
- Design thinking
Con đường sự nghiệp ngành Digital Marketing
Digital Marketing là công việc đòi hỏi cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần cải thiện và hoàn thiện theo từng dự án. Khó khăn nhiều đồng nghĩa với quyền lợi bạn nhận được từ công việc này không hề nhỏ. Hiện nay, các nhân viên digital marketing được săn đón ở nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ với nhiều mức lương và phúc lợi tốt.
Hình trên là khái quát hóa lộ trình nghề nghiệp dành cho bạn nào có mong muốn theo đuổi ngành digital marketing.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin đến những ai đang có mong muốn tìm hiểu về digital marketing hoặc đang “làm nghề” và tìm kiếm bước đi tiếp theo cho mình. Hoặc nếu đang tìm kiếm các cơ hội digital marketing tuyển dụng, hãy thử tìm kiếm và apply qua hệ thống tìm việc thông minh của JobHopin nhé!
Lưu ý: Các thông tin bài viết này cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo vì con đường sự nghiệp của mỗi cá nhân khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
JobHopin Team