nghỉ việc khi chưa có việc

“Chán ghét công việc hiện tại” là một tâm lý chung thường gặp ở nhiều nhân viên văn phòng, đặc biệt là các bạn trẻ. Triệu chứng của “hội chứng” này là khi chúng ta dần mất động lực làm việc, mỗi ngày đi làm đều đếm từng giây từng phút đến giờ tan ca. Bạn bắt đầu có ý định “nhảy việc”. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hay cân nhắc nhiều khi nhảy việc nếu bạn là một lính mới ra trường. Ngược lại, với vị trí của một nhân viên lâu năm có đãi ngộ tốt, bạn trăn trở liệu có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới. 

Vậy, nghỉ việc khi chưa có việc mới có phải là một quyết định liều lĩnh? Hãy cùng bài viết dưới đây tham khảo những lý do bạn không nên nghỉ việc nhé!

nghỉ việc khi chưa có việc

Nghỉ việc khi chưa có việc phù hợp 

Quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được công việc phù hợp cho bản thân chắc chắn là một quyết định dại dột.

Nghỉ việc vốn không phải một quyết định dễ dàng, nhất là khi có nhiều vấn đề sẽ kéo theo sau đó. Từ việc lựa chọn thời điểm nghỉ việc hợp lý cho đến tìm kiếm công việc mới có môi trường làm việc, phúc lợi, đãi ngộ và lương thưởng tương xứng với khả năng của mình. Thậm chí, nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp dai dẳng hoặc không tìm được công việc tốt như chỗ cũ. Vì vậy, bạn cần phải tìm kiếm các cơ hội mà bạn nghĩ là sẽ phù hợp trước khi chính thức nghỉ việc. 

Có nhiều người cho rằng, chuyện đi xin việc công ty khác trước khi nghỉ việc sẽ bị coi là ích kỷ. Nhưng đôi khi, nếu bạn đi phỏng vấn lúc bạn đang thất nghiệp, công ty mới có thể đánh giá năng lực bạn yếu kém hay cùng lý do tiêu cực khác. Bạn vẫn có thể tìm kiếm các cơ hội phù hợp cho bản thân trước khi quyết định từ bỏ vị trí cũ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi thẳng thắn với cấp trên về mong muốn nghỉ việc của mình. Bên cạnh đó, theo Luật Lao động Việt Nam, bạn cần báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, và 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn (6-12 tháng). Đặc biệt, nếu bạn muốn nghỉ việc trong quá trình thử việc, bạn nên báo với bộ phận nhân sự trước 3 ngày nhé!

Nghỉ việc vì mâu thuẫn cá nhân

Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn sẽ không thể tránh khỏi những phút giây mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cho dù rắc rối đó có lớn ra sao, bạn vẫn phải tìm cách tháo gỡ để đảm bảo hiệu suất công việc và duy trì sức mạnh tập thể. Khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng là một trong những kỹ năng cần thiết bạn bắt buộc phải có để làm việc nhóm hiệu quả.

Bạn không nên nghỉ việc bởi những xích mích cá nhân tủn mủn, bạn cần phải học cách đối diện với nó và giải quyết chúng triệt để. Trái đất rất tròn, sẽ ra sao nếu bạn gặp lại những người đồng nghiệp cũ ở môi trường mới? Bạn có thể sẽ phải “mang tiếng xấu” ngay tại công ty mới, và bạn lại quyết định nghỉ việc? Vòng tròn tìm việc – chán việc – nhảy việc cứ thế mà lặp đi lặp lại. Đến cuối cùng, khi quay đầu nhìn lại, bạn nhận ra chẳng có nơi nào phù hợp với bản thân mình, còn kinh nghiệm làm việc cũng chỉ lèo tèo ở con số dưới 1 năm.

Tuy nhiên, khi mối quan hệ đồng nghiệp đã rạn nứt và bạn không thể hàn gắn lại dù đã cố hết sức, thì nghỉ việc cũng là một cách để giải thoát cho bạn. Nếu như lỗi lầm không phải từ bạn, bạn thường xuyên bị những đồng nghiệp xấu tính dèm pha, đặt điều, hãm hại, thì bạn cứ thế mà “dứt áo” ra đi không luyến tiếc. Nếu miễn cưỡng ở lại, bạn sẽ chỉ nhận lấy sự tích tụ áp lực, mệt mỏi mỗi ngày mà thôi.

Nghỉ việc do chán ghét công việc tạm thời

Có nhiều nhân viên sau khi đi làm một thời gian bỗng sinh ra cảm giác chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại. Vậy đây có phải là lúc để chúng ta nhảy việc?

Tình trạng chán việc chỉ xảy ra trong một giai đoạn cụ thể và mang tính nhất thời. Đó có thể là khi công ty đang trong giai đoạn chuyển giao, tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hoặc giai đoạn một năm đầu làm việc của bạn. Trong trường hợp này, rất nhiều người có tình cảnh chung là “đứng núi này trông núi nọ”.

Người sếp yêu quý của bạn vừa “dứt áo ra đi”, bạn cảm thấy hụt hẫng vì phải “ tự bơi” trong một mớ công việc không biết đầu đuôi?

Công ty bạn vừa tái cơ cấu, bạn phải nhận thêm nhiều đầu việc không mong muốn?  

Tất cả các tình huống nhất thời trên đều sẽ xuất hiện ở bất kỳ môi trường làm việc của bất kỳ công ty nào. Vì thế, để phát triển sự nghiệp lâu dài và bền vững, bạn phải học cách thích nghi và chấp nhận những tình huống như vậy xảy ra. 

Trong khoảng thời gian này, bạn cần nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc của mình thay vì quyết định nghỉ việc ngay. Hầu hết sự đam mê và gắn bó với tổ chức sẽ được nhen nhóm và bắt đầu từ năm thứ hai trở đi. Chính vì vậy, bạn nên cho bản thân mình một cơ hội hòa nhập và thích nghi với công ty của bạn nhé!

Nghỉ việc khi chưa vững mạnh về tài chính

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi quyết định nhảy việc chính là vấn đề tiền bạc. 

Có thể nói, nỗi lo tài chính luôn là nguyên nhân khiến nhiều người chùn bước không dám nhảy việc ngay lập tức. Nếu như tài khoản hiện tại của bạn không đủ nuôi sống bạn trong nửa năm tới, có lẽ bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chính thức xin nghỉ chỗ cũ. “Cơm áo không đùa với khách thơ”, đôi khi tiền bạc và đam mê của bạn không thể song hành trên cùng một con đường. 

Việc mất đi một khoản thu nhập ổn định hàng tháng sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối mà bạn không ngờ tới. Đặc biệt, không ai đoán trước được tương lai. Bạn sẽ phản ứng ra sao lỡ chẳng may gia đình bạn xảy ra chuyện lớn và bạn cần một số tiền không nhỏ để giải quyết? Khi đó, liệu số tiền tiết kiệm của bạn có đủ cho bạn sống tốt những ngày tiếp theo?

Một công việc đem lại nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Chính vì vậy, đừng từ bỏ nó một cách quá dễ dàng. Rất nhiều người cảm thấy hối hận chỉ sau hai tuần nộp đơn nghỉ việc, đơn giản vì họ nhận có nhiều lợi ích sẽ biến mất ngay khi sau thôi việc. Do đó, hãy trân trọng công việc khi nó là bước đệm tốt về tài chính và nhiều mặt để bạn theo đuổi các sở thích và đam mê của mình.

Nghỉ việc khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc

Trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng nên dành thời gian để “kiểm điểm” lại chính mình. Liệu mình có đang bị “ảo mộng” về một hình mẫu công việc trong mơ không. Những người trẻ, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm luôn tự vẽ riêng những tiêu chuẩn khó tồn tại trong thực tế về hình mẫu công việc lý tưởng.

Bạn đang có gì sau khi tốt nghiệp?

Liệu kiến thức và kinh nghiệm của bạn đã đủ sức cạnh tranh trong cùng một vị trí với hàng ngàn ứng viên ngoài kia?

Liệu sau khi bỏ vị trí này, với vốn kinh nghiệm ít ỏi, bạn có “sống sót” tiếp ở vị trí công việc khác?

Lời khuyên dành cho bạn là:Hãy rèn luyện chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa. Ba năm đầu sau khi ra trường là quãng thời gian cần tích lũy rất nhiều: kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy chưa tích lũy đủ ở công việc này, hãy ở lại và tiếp tục trau dồi thêm.

nghỉ việc khi chưa có việc làm

Xem thêm: Cách phát triển sự nghiệp của bạn nhanh và đúng hướng

Hy vọng bài viết trên đã phần nào đưa đến cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn về quyết định sự nghiệp của mình nhé. Lựa chọn nghỉ trước hay tìm việc trước phụ thuộc vào chính bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem điều gì bạn cần phải ưu tiên nhất trong thời điểm này. Bên cạnh đó, đừng quên thường xuyên xuyên theo dõi và cập nhật những bài viết hữu ích khác của JobHopin nhé!

KHÁM PHÁ CÔNG VIỆC HẤP DẪN ĐANG ĐƯỢC TUYỂN TẠI NINJA VAN VIETNAM

Bám sát slogan: “Giao hàng vượt trội, không lo rắc rối”, Ninja Van coi sự khó tính của khách hàng là một thử thách giúp thương hiệu ngày càng hoàn thiện hơn. Theo thống kê, cứ mỗi 1 phút lại có 1.000 đơn hàng được giao đi khắp bốn phương, chất chứa trong mỗi kiện hàng ấy chính là niềm vui và sứ mệnh cao cả đưa Đông Nam Á gần hơn với thế giới của đội ngũ Ninja Van.

Nộp hồ sơ cho những vị trí hợp nhất tại Ninja Van!

Báo chí nói gì về JobHopin?

JobHopin Team