chủ động trong công việc

Chủ động trong công việc thường được nhắc đến rất nhiều như một điều thiết yếu cho bất kì ai trong môi trường công sở. Thế nhưng, không phải mọi người đều biết được sự chủ động trong công việc là gì, cũng như làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này.

Để hiểu thật cặn kẽ, trước tiên, hãy xuất phát với từ chủ động – từ ngữ được xuất hiện rất nhiều mỗi khi người ta bàn về những kỹ năng cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhau: 

“Em chủ động liên hệ giáo viên để được hướng dẫn thêm”

“Các bạn phải chủ động trong những mối quan hệ của mình”

“…”

Vậy sự chủ động trong công việc là như thế nào?

  • Sếp: Em tìm hiểu giúp anh thông tin cụ thể về công ty này nhé, đại loại như tên công ty, năm thành lập và lĩnh vực hoạt động này nọ nè.
  • A: Dạ, đây là công ty JobHopin, thành lập năm 2016 và lĩnh vực là HR đó anh, em thấy cũng khá tiềm năng.
  • Sếp: Còn gì nữa không em?
  • A: Dạ anh cần thông tin gì khác không anh, do nãy anh brief cho em tìm có 3 cái này à.

Sau khi đọc đoạn hội trên, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Nhân viên A còn quá non nớt? Hay vị sếp này giao việc không rõ ràng?

Chưa bàn đến vấn đề cấp trên giao nhiệm vụ thế nào, nếu như ngay từ đầu, nhân viên này chủ động làm rõ thông tin được dùng với mục đích gì, thì tình huống có lẽ sẽ thay đổi, công việc sẽ được hoàn thành nhanh chóng hơn.

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ gặp phải vấn đề người khác đưa cho mình một yêu cầu rất mơ hồ. Việc của bạn là chủ động xác nhận thông tin lại rõ ràng, hay mạnh mẽ hơn, là chủ động nói chuyện với người đó để những công việc sau này được trở nên thật sự hiệu quả! 

Điểm chung của 2 giải pháp này, là sự chủ động trong công việc.

chủ động trong công việc

Nói một cách đơn giản, trong công việc, một cá nhân chủ động là người luôn cố gắng làm những công việc mặc dù không được nói hay bàn giao, miễn là nó phục vụ cho mục đích chung của team, hay của cả công ty. Đó có thể là việc chủ động xác nhận thông tin, hay đề xuất ý tưởng mới.

Sự chủ động không đơn giản chỉ để tạo ấn tượng với cấp trên, mà còn có thể giúp bạn khai thác được những kiến thức mới, giải quyết được những vấn đề khó khăn hơn.

Làm thế nào để phát triển sự chủ động nơi công sở?

Chủ động là một kỹ năng quan trọng. Mà một khi đã là kỹ năng, nó đòi hỏi một cách tiếp cận rõ ràng và thời gian rèn luyện phù hợp. Dưới đây không phải là các bước thực hiện, mà là những lưu ý quan trọng khi bạn muốn rèn luyện kỹ năng này

phat-trien-su-chu-dong-noi-cong-so

Hãy bắt đầu bằng việc hiểu công việc của mình

Bạn sẽ rất khó hoàn thành công việc hiệu quả, hay chủ động thêm thắt những ý tưởng mới khi bạn không hiểu rõ việc mình đang làm là gì, hay có mục đích ra sao. 

Cụ thể, trong ví dụ ở trên, nếu hiểu rõ hơn về mục đích của việc tìm hiểu thông tin, ví dụ như để cân nhắc mua hàng, thì nhân viên này đã có thể chủ động tìm kiếm thêm những chi tiết liên quan đến các gói sản phẩm, bảng báo giá, thế mạnh, điểm yếu… của công ty nêu trên và trình bày cho sếp. Từ đó, quy trình giao việc có thể được rút ngắn hơn, mọi người sẽ có thời gian để dành cho những công việc khác.

Vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn thật sự hiểu công việc mà mình đang làm.

Kể cả những điều nhỏ nhất

Bạn không nhất thiết phải chủ động đưa ra những ý tưởng mang ý nghĩa cải cách to lớn để được đánh giá cao trong mắt quản lý, mà những đề xuất hỗ trợ cấp trên trong các công việc đơn giản cũng sẽ góp phần giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp.

chủ động trong công việc
Tạm dịch: Thái độ sẽ quyết định tầm vóc của bạn, chứ không phải là kỹ năng.

Riêng đối với những ý tưởng đổi mới, hãy tự tin

Con người không ai sinh ra đã hoàn hảo, những ý tưởng cũng vậy. Vì thế, một khi đã có ý tưởng trong đầu, bạn hãy mạnh dạn nói ra và tiếp thu những góp ý từ người khác. 

Tuy nhiên, đừng chỉ đề xuất, ý tưởng sẽ chỉ là ý tưởng khi bạn quên mất tính khả thi. Hãy thực hiện những nghiên cứu, đánh giá phù hợp và quản trị rủi ro đầy đủ trước khi có một đề xuất mới.

tu-tin-voi-y-tuong-moi

Khi chủ động không phải là bao đồng

Mặc dù đề xuất ý tưởng mới và giúp đỡ đồng nghiệp là đúng đắn trong văn phòng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng hoàn thành KPI hiện có của mình trước khi nghĩ đến những công việc khác hoặc giúp đỡ đồng nghiệp. Vì dù bạn có làm tốt những công việc khác, nhưng lại không hoàn thành KPI của mình, thì tức là bạn chưa làm được gì cả, đừng quên đi lý do mà mình được tuyển vào công ty bạn nhé.

| Đọc thêm: Thành công nằm ở cách làm việc thông minh hơn, không phải chăm chỉ hơn

Đề xuất với cấp trên về việc xây dựng một môi trường khuyến khích chủ động cũng là một loại chủ động

Nếu công ty có những quy định rõ ràng về việc khuyến khích nhân viên chủ động trong công việc và dám nói lên ý tưởng của mình, thì đó sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để cả tổ chức cùng phát triển. 

Vì thế, đừng mang trong mình tâm thế “sẽ có người khác làm thôi”, mà chính bạn, hãy đề xuất ý tưởng này lên cấp trên nếu công ty vẫn chưa có văn hóa khuyến khích sự chủ động nhé.

| Đọc thêm: Môi trường làm việc tốt sẽ có 10 dấu hiệu này, công ty bạn sở hữu bao nhiêu điều?

Mong là những lưu ý nêu trên có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về sự chủ động trong công việc, đừng quên theo dõi Blog JobHopin để cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất liên quan đến lĩnh vực HR!

Đang có 5 công việc lương cao được tuyển tại Gameloft!

Sau 15 năm hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam, Gameloft ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp game nhờ sức mạnh của đội ngũ nhân tài hơn 1.000 người tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Gameloft còn được các bạn trẻ đánh giá là nhà tuyển dụng về game hấp dẫn nhất với sinh viên!

Hãy xem ngay những vị trí hấp dẫn đang được tuyển tại Gameloft!

Báo chí nói gì về JobHopin?

Startup tuyển dụng bằng A.I, JobHopin gọi được 2,45 triệu USD vòng gọi vốn Series A

Startup tuyển dụng JobHopin của CEO Việt lọt Top 30 under 30 châu Á

Startup tuyển dụng JobHopin gọi vốn thành công 2,45 triệu USD Series A

JobHopin Team