nang-suat-trong-cong-viec-jobhop

Đã bao giờ bạn quan sát xung quanh và nhận ra có rất nhiều người bận rộn nhưng lại không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ? Liệu những người trông có vẻ bận rộn, luôn cuống cuồng trong công việc mỗi ngày có phải là người năng suất trong công việc?

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà thước đo thành công được đánh giá bằng sự bận rộn. Thế nhưng trước khi kịp thời nhìn thấy một người thành công từ việc bận rộn, chúng ta đã nhanh chóng lao vào guồng quay và tự tạo cho mình những công việc vô nghĩa chỉ để khiến bản thân trở nên thật chăm chỉ. Sau đó, chúng ta lại mạnh mẽ khẳng định với chính mình rằng bận rộn là một phần tất yếu của thành công.

Đâu là những yếu tố khiến cho một cá nhân trở nên nổi bật xuất sắc, trong khi số khác lại bế tắc và chật vật với công việc mình làm? Điểm khác biệt quan trọng nằm ở khả năng làm việc hiệu quả. Thực tế, bận rộn không đồng nghĩa với năng suất trong công việc. Những nhân sự xuất sắc thường lựa chọn tập trung cao độ vào những việc quan trọng và nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ.

Đâu là mẫu người bận rộn điển hình trong công việc?

Không có mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu là điều làm nên sự khác biệt trong năng suất làm việc của mỗi người. Khi có mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng hình thành bức tranh toàn cảnh về những gì mình làm. Đồng thời mục tiêu còn là thước đo hiệu quả và tiến độ của từng nhiệm vụ. Làm việc không có mục tiêu được ví như việc chờ đợi bánh mì nóng trong khi công tắc chiếc lò nướng còn chưa được bật. Do đó, bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu chỉ chăm chỉ một cách bận rộn trong khi chưa thật sự định hình mục tiêu cho mình.

nang-suat-trong-cong-viec-jobhop

Không có thứ tự ưu tiên công việc

Đây là một quá trình không đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng nó lại trực tiếp tác động đến khả năng suất trong công việc của bạn. Nếu bạn luôn loay hoay trong hàng tấn công việc từ mọi ngóc ngách, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ hoàn toàn nuốt chửng. Thay vì trở thành niềm đam mê trong cuộc sống, công việc lúc này chỉ là một gánh nặng khiến bạn trở nên bận rộn và kiệt sức.

Dùng sự bận rộn như một lý do thuyết phục

Hãy tìm cách khắc phục nếu bạn là người thường xuyên viện lý do cho sự bận rộn của chính mình. Có một câu nói rất phổ biến trong giới trẻ: “Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do”. Chẳng hạn như những người muốn đọc sách phát triển bản thân, dù họ thật sự bận rộn đến mấy cũng sẽ tìm ra thời gian trống dành để đọc sách.

Làm cách nào để trở nên năng suất trong công việc?

Thu hẹp to-do list

Danh sách công việc dài đằng đẵng là dấu hiệu cho thấy bạn đang dần trở thành một người bận rộn thay vì năng suất trong công việc. Nếu chỉ có 3 việc ưu tiên, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành tốt. Nhưng khi bạn có đến 23 ưu tiên, đây không còn là công việc mà bạn mơ ước. Bạn không thể làm mọi việc cùng một lúc. Do đó, hãy khéo léo thu hẹp danh sách những việc quan trọng cần thực hiện để thúc đẩy tốc độ và hiệu quả hoàn thành công việc.

nang-suat-trong-cong-viec-jobhop

Nói không với sự trì hoãn

Với những dự án lớn hoặc khối lượng công việc ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể lập kế hoạch mỗi ngày và phân chia chúng thành từng giai đoạn nhỏ. Đồng thời đặt mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ, các công cụ quản lý thời gian có thể giúp bạn thực hiện việc này một cách hiệu quả. Giải quyết công việc theo từng bước nhỏ sẽ giúp bạn có làm chủ thời gian và nhanh chóng hoàn thành toàn bộ công việc.

Đừng quá khắt khe với bản thân

Bạn đã từng không ngừng tự kiểm điểm hay liên tục trăn trở vì những sai sót của chính mình? Một người năng suất trong công việc sẽ không trách móc bản thân khi mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát. Họ sẽ nhanh chóng giải phóng năng lượng tiêu cực và tập trung vào cách giải quyết vấn đề thay vì loay hoay cùng những rắc rối mãi không có lối thoát.

Qua bài viết này, bạn nhận thấy mình là người bận rộn hay năng suất trong công việc? Hãy nhanh chóng tìm cho mình hướng đi hiệu quả, đồng thời hãy sống, hãy làm việc và hãy bận rộn thật đúng cách bạn nhé!

JobHopin Team