5 kỹ năng cốt lõi cho ai theo đuổi ngành nhân sự

Các chuyên gia nhân sự cần những kỹ năng khác nhau để làm tốt công việc của họ. Vậy, làm trong ngành nhân sự lâu năm, bạn đã nắm rõ “bí kíp” để thành công?

Hôm nay, JobHopin sẽ cung cấp đến bạn cái nhìn tổng quan về 5 kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất trong ngành nhân sự. Cùng khám phá ngay nhé!

Bài viết liên quan:

Kỹ năng giao tiếp

Nếu như bạn hay đọc những tin tức tuyển dụng ngành nhân sự, sẽ chẳng lạ gì khi kỹ năng thường được nhắc đến nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp. 

Giao tiếp hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là trong lĩnh vực Quản lý Nguồn nhân lực, vì chuyên gia nhân sự là “sợi dây” liên kết giữa doanh nghiệp với nhân viên. Một mặt, bạn hoạt động vì người lao động, mặt khác, bạn đại diện cho người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, để trở thành một chuyên gia nhân sự thành công đòi hỏi bạn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.

Ngoài vai trò kể trên, bạn còn là người sẽ trực tiếp cung cấp, giải quyết các vấn đề phát sinh giữa doanh nghiệp và nhân viên. Ví dụ, khi nhân viên có các câu hỏi liên quan đến quyền lợi cá nhân của mình, họ sẽ nghĩ và tìm đến bạn đầu tiên. Khả năng xử lý hiệu quả các câu hỏi và khiếu nại của nhân viên chính là chìa khóa để trở thành một nhà quản trị nhân lực tài ba.

Kỹ năng hành chính nhân sự

Nhiệm vụ hành chính vẫn là một phần chính của vai trò quản trị nguồn nhân lực. Nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực nhân sự sẽ bao gồm các vấn đề như giải quyết đơn xin nghỉ phép, đơn nghỉ việc, quản lý nhân viên vắng mặt, quá trình xuất nhập cảnh của nhân viên, tính lương thưởng, v.v…

Bất chấp sự can thiệp của các phần mềm kỹ thuật số, khả năng tự động hóa của máy móc, thì các nhiệm vụ hành chính vẫn chưa biến mất. Chúng vẫn được nhắc đến như một phần công việc không thể thiếu trong nhiều vị trí tuyển dụng, không chỉ riêng trong ngành nhân sự.

5-kỹ-năng-cốt-lõi-ngành-nhân-sự

Kỹ năng tư vấn

Một trong những kỹ năng nhân sự quan trọng là kỹ năng tư vấn cho các bên liên quan khác nhau. Bạn cần có khả năng tư vấn cho cả nhân viên, người quản lý từng bộ phận và các quản lý cấp cao về các vấn đề nhân sự đang gặp phải.

Ví dụ như, bạn phải có khả năng đảm nhận từ các vấn đề cơ bản như lên kế hoạch thăng tiến cho nhân viên, hoặc giúp quản lý cấp cao trong việc soạn thảo email cho nhân viên cấp dưới. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có khả năng xử lý các vấn đề mang tính chiến thuật hơn như tổ chức và cố vấn cấp trên trong các nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp. Tư vấn chiến lược liên quan đến việc điều chỉnh các chỉ thị quản lý nhân sự phù hợp hơn với doanh nghiệp là điều bạn nên trau dồi nếu muốn thăng tiến nhanh trong nghề nhân sự.

Xem thêm: Tận dụng mối quan hệ để tuyển dụng hiệu quả hơn

Kỹ năng ngôn ngữ, thấu hiểu các nền văn hóa

Kỹ năng nhân sự này phụ thuộc vào cơ cấu cụ thể của từng tổ chức, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia lớn, sự nhạy cảm giữa các nền văn hóa là điều bắt buộc. Khi bạn làm việc với các nhà quản lý và nhân viên ở các quốc gia khác nhau, bạn cần biết về sự khác biệt giữa các nền văn hóa để chọn phương thức giao tiếp phù hợp.

Ví dụ, người Israel, Nga và Hà Lan rất muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp, trong khi người Nhật lại muốn giao tiếp tinh tế hơn như qua email và tin nhắn. Sử dụng phong cách giao tiếp sai có thể dẫn đến việc thông điệp của bạn được coi là không quan trọng, hoặc có nguy cơ xúc phạm đến lòng tự tôn của những người đến từ các nền văn hóa khác nhau.

Bên cạnh đó, các phương pháp quản lý và giữ chân người tài cũng khác nhau rất nhiều giữa các nền văn hóa. Ở Ấn Độ, người ta thường được thăng chức hàng năm, trong khi ở phương Tây, điều này xảy ra trung bình 3-5 năm một lần. Bạn cần quan tâm điều này để có những điều chỉnh phù hợp về lộ trình thăng tiến cho từng đối tượng nhân viên.

5-kỹ-năng-cốt-lõi-ngành-nhân-sự

Kỹ năng sử dụng phần mềm HRIS (Human Resource Information System)

Hệ thống Thông tin Nguồn nhân lực HRIS (Human Resource Information System) là công cụ kỹ thuật số hữu ích trong chiến lược Quản lý Nguồn nhân lực. Hầu hết thông tin liên quan đến tuyển dụng, đánh giá hiệu suất, trả lương, phần thưởng và lợi ích của nhân viên v.v. đều được thu thập và lưu trữ trên nền tảng HRIS.

Trong thời đại 4.0, khi các công việc quản lý thủ công truyền thông đang dần được thay thế bằng ứng dụng công nghệ, kiến thức về HRIS là điều kiện tiên quyết cho hầu hết các công việc nhân sự cấp cao. Bên cạnh đó, nó cũng là một trong những kỹ năng công nghệ hàng đầu mà các chuyên gia nhân sự cần trang bị cho bản thân mình.

Xem thêm: Điểm lại sự kiện “Nghệ thuật kết nối trong giao tiếp”

Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể có những gợi ý hữu ích trên con đường sự nghiệp nhân sự của mình. Thường xuyên cập nhật Blog JobHopin để có thêm nhiều kiến thức đa ngành nghề hơn nhé!

Báo chí nói gì về JobHopin:

JobHopin Team